Blog Detail Pic

THƯ NGỎ MỜI THAM GIA BIÊN SOẠN ẤN PHẨM “PECC2 – VIETNAM ENERGY OUTLOOK” NĂM 2024

trung.pd2 | Jun 27, 24

THƯ NGỎ MỜI THAM GIA BIÊN SOẠN ẤN PHẨM “PECC2 – VIETNAM ENERGY OUTLOOK” NĂM 2024

THƯ NGỎ MỜI THAM GIA BIÊN SOẠN ẤN PHẨM “PECC2 – VIETNAM ENERGY OUTLOOK” NĂM 2024

 

Kính gửi các anh chị Lãnh đạo, quản lý và các anh chị chuyên gia, kỹ sư cao cấp, chuyên viên của PECC2,

Ấn phẩm PECC2 – Vietnam Energy Outlook là ấn phẩm hàng năm của PECC2, trình bày góc nhìn độc lập của một đơn vị tư vấn trong nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng về hiện trạng, xu thế và triển vọng phát triển ngành năng lượng Việt Nam, có xét đến bối cảnh chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng toàn cầu.

Việc biên soạn và phát hành ấn phẩm PECC2 – Vietnam Energy Outlook (PECC2 VEO) hàng năm nhằm mục đích không ngừng nâng cao năng lực tư vấn, năng lực phân tích và dự báo của PECC2, đồng thời đem lại cho các đối tác, khách hàng và các bên liên quan các nguồn thông tin tham khảo hữu ích về ngành năng lượng Việt Nam.

Tiếp theo các ấn phẩm PECC2 VEO 2022 và PECC2 VEO 2023 đã được xuất bản thành công và đón nhận sự ủng hộ của nhiều độc giả trong và ngoài PECC2, Ban Biên tập sẽ xuất bản ấn phẩm PECC2 VEO 2024 vào cuối tháng 12/2024, với nội dung biên chế dự kiến như file gửi kèm.

Ban Biên tập xin mời các anh chị lãnh đạo, quản lý và các anh chị chuyên gia, kỹ sư cao cấp, chuyên viên của PECC2 góp ý hoàn thiện biên chế và tham gia biên soạn các phần nội dung liên quan, để PECC2 chúng ta cùng nhau tạo ra một ấn phẩm PECC2 VEO 2024 đặc sắc và hấp dẫn.

Các anh chị có quan tâm và mong muốn tham gia biên soạn ấn phẩm xin vui lòng liên hệ Thư ký Ban Biên tập: Yến Nhi qua email hoặc SĐT 0394073272.

Ban Biên tập xin cám ơn sự tham gia đóng góp của các anh chị!

Biên chế dự kiến của tạp chí

Lời mở đầu

1.           Bối cảnh chuyển dịch năng lượng thế giới

1.1.        Biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng

1.2.        Các xu hướng chính

1.3.        Những điểm nổi bật trong bức tranh năng lượng thế giới 2024

1.4.        Những vấn đề trọng tâm trong hợp tác năng lượng ASEAN 2024

2.           Chuyển dịch năng lượng Việt Nam

2.1.        Đảm bảo an ninh năng lượng

2.2.        Hoàn thiện chính sách, pháp luật

2.3.        Hợp tác quốc tế thực hiện chuyển dịch năng lượng

2.4.        Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái nghiên cứu phát triển, chế tạo, ứng dụng năng lượng tái tạo

3.           Hệ thống điện Việt Nam

3.1.        An ninh năng lượng và cân bằng hệ thống điện

3.2.        Duy trì ổn định hệ thống điện trong quá trình chuyển dịch năng lượng

3.3.        Tình hình thực hiện các dự án nguồn và lưới điện quan trọng theo Quy hoạch Điện 8 và một số phân tích, nhận định

3.4.        Các cơ chế, chính sách quan trọng trong phát triển điện lực: cơ chế xác định giá nhiên liệu - giá điện, cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế chính sách phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo

4.           Vai trò của nhiệt điện than và lộ trình phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng 0

4.1.        Vai trò và đóng góp của nhiệt điện than hiện nay trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

4.2.        Lộ trình phát triển và thoái trào của nhiệt điện than phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng 0

4.3.        Các giải pháp khả thi chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than

4.4.        Một số ý kiến đề xuất

5.           Phát triển nhiệt điện khí và LNG

5.1.        Phát triển các dự án nhiệt điện sử dụng nguồn khí trong nước

5.2.        Phát triển các dự án nhiệt điện sử dụng LNG

5.3.        Cơ chế, chính sách đối với nhiệt điện khí và LNG

5.4.        Một số ý kiến đề xuất

6.           Phát triển thủy điện và thủy điện tích năng

6.1.        Mở rộng một số nhà máy thủy điện hiện hữu

6.2.        Phát triển các dự án thủy điện mới

6.3.        Phát triển thủy điện tích năng

6.4.        Một số ý kiến đề xuất

7.           Phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo

7.1.        Phát triển các nguồn điện mặt trời

7.2.        Phát triển các nguồn điện gió trên bờ và ngoài khơi

7.3.        Phát triển các nguồn điện sinh khối và điện rác

7.4.        Phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng

8.           Vai trò của tín chỉ cacbon đối với chuyển dịch năng lượng

8.1.        Nhu cầu tài chính và cơ chế áp dụng các công nghệ mới

8.2.        Vai trò của tín chỉ cacbon trong áp dụng các công nghệ mới

8.3.        Hợp tác, hỗ trợ ứng dụng các hệ thống CCS/CCUS

8.4.        Một số ý kiến đề xuất

9.           Nghiên cứu phát triển điện hạt nhân

9.1.        Vai trò và đóng góp của điện hạt nhân trong ngành năng lượng thế giới

9.2.        Xu hướng phát triển và ứng dụng các công nghệ điện hạt nhân tiên tiến

9.3.        Các chương trình, khung hợp tác nghiên cứu phát triển điện hạt nhân

9.4.        Một số ý kiến đề xuất

10.         Kết luận

Tài liệu tham khảo

 


An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded. Reload 🗙