Blog Detail Pic

Chuyển dịch năng lượng Việt Nam: Cơ hội và thách thức

trung.pd2 | Feb 19, 24

Hội đồng Năng lượng Thế giới (World Energy Council) đưa ra khái niệm về mức độ bền vững của hệ thống năng lượng dựa trên 3 trụ cột chính: (1) an ninh năng lượng, (2) khả năng tiếp cận và chi trả, và (3) bền vững môi trường. Việc cân bằng cả 3 mục tiêu này là một vấn đề nan giải và vì vậy, chúng được gọi là “bộ ba bất khả thi” ngành năng lượng (hay còn gọi là tam giác năng lượng). Tam giác năng lượng được sử dụng như bộ khung hướng dẫn để xây dựng các chính sách phát triển năng lượng và là cơ sở để đánh giá sự thịnh vượng, mức độ cạnh tranh và sự tiến bộ hằng năm của các quốc gia.

1.1     Bối cảnh năng lượng thế giới 2023

1.1.1      An ninh năng lượng là ưu tiên hàng đầu

Hội đồng Năng lượng Thế giới (World Energy Council) đưa ra khái niệm về mức độ bền vững của hệ thống năng lượng dựa trên 3 trụ cột chính: (1) an ninh năng lượng, (2) khả năng tiếp cận và chi trả, và (3) bền vững môi trường. Việc cân bằng cả 3 mục tiêu này là một vấn đề nan giải và vì vậy, chúng được gọi là “bộ ba bất khả thi” ngành năng lượng (hay còn gọi là tam giác năng lượng). Tam giác năng lượng được sử dụng như bộ khung hướng dẫn để xây dựng các chính sách phát triển năng lượng và là cơ sở để đánh giá sự thịnh vượng, mức độ cạnh tranh và sự tiến bộ hằng năm của các quốc gia.

Hình 1.1.          Tam giác năng lượng (Nguồn: www.worldenergy.org)

Năm 2023 chứng kiến cuộc chiến Nga – Ukraine tiếp tục kéo dài và khốc liệt, cuộc chiến Israel – Hamas mới bùng nổ vào tháng 10, và tình trạng âm ỉ xung đột ở một số khu vực khác trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược địa chính trị gay gắt giữa các nước lớn.

Thế giới cũng tiếp tục hứng chịu hậu quả biến đổi khí hậu với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Tháng 8 năm nay trải qua đợt nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Bối cảnh đầy biến động và nền hòa bình thế giới mong manh đặt ra nhiều thách thức cho các nước trong việc giải bài toán năng lượng và hệ quả tất yếu là nhiều nước xác định an ninh năng lượng hiện nay là ưu tiên hàng đầu trong 3 trụ cột của tam giác năng lượng, nhằm tăng cường khả năng phục hồi trước các cú sốc đứt gãy chuỗi cung ứng năng lượng và các sự cố xung đột địa chính trị trên thế giới.

Để đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng, các nước chú trọng vào sự tự chủ năng lượng và áp dụng các nhóm giải pháp như: (1) thiết kế lại cơ cấu các nguồn năng lượng theo hướng: khai thác sử dụng hiệu quả các nhiên liệu hóa thạch đối với các nước có nguồn tài nguyên này; tăng tốc đầu tư vào năng lượng tái tạo đối với những nước giàu tiềm năng năng lượng tái tạo; thúc đẩy chính sách đa dạng hóa các nguồn cung đối với những nước nhập khẩu nhiên liệu; (2) gia tăng đầu tư nhằm củng cố cơ sở hạ tầng năng lượng như lưới điện truyền tải và phân phối, hệ thống đường ống dẫn khí và kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG); (3) nghiên cứu áp dụng các loại công nghệ phát điện tiên tiến nhằm đảm bảo an ninh năng lượng như điện hạt nhân thế hệ mới, lò phản ứng mô-đun quy mô nhỏ; (4) mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thực hiện các chương trình dự án kết nối các hệ thống năng lượng khu vực, thúc đẩy mua bán điện đa phương; và (5) hợp tác định hình lại chuỗi cung ứng và giao dịch thương mại quốc tế về năng lượng và khoáng sản quan trọng dựa trên các mối quan hệ chiến lược theo tình thế địa chính trị mới. 

1.1.2      Những điểm nổi bật của bức tranh năng lượng toàn cầu năm 2023

1.1.2.1        Điểm nhấn đầu tư vào năng lượng sạch

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) [1], ước tính trong năm 2023 thế giới đầu tư khoảng 2.800 tỷ USD cho ngành năng lượng, trong đó hơn 1.700 tỷ USD được đầu tư cho năng lượng sạch (bao gồm: điện từ năng lượng tái tạo, điện hạt nhân, lưới điện, lưu trữ, nhiên liệu phát thải thấp, nâng cao hiệu suất, điện khí hóa và các mục đích sử dụng năng lượng tái tạo khác), tăng khoảng 300 tỷ USD so với năm 2022.

Chi phí đầu tư công nghệ năng lượng sạch có xu hướng tăng nhẹ nhưng vẫn có tính cạnh tranh so với các dạng năng lượng khác.

Chú thích: Các nhiên liệu phát thải thấp: gồm năng lượng sinh học dạng khí và lỏng, các nhiên liệu hydro hoặc nguồn gốc từ hydro có lượng phát thải thấp; Mục đích sử dụng khác: đề cập đến các mục đích khác trong việc sử dụng năng lượng tái tạo ở các ngành công nghiệp, vận tải và xây dựng; 2023e: Ước tính cho năm 2023.

Hình 1.2.          Bức tranh đầu tư vào ngành năng lượng giai đoạn 2019-2023 [1]

Hình 1.3.          Giá của một số công nghệ năng lượng sạch [1]

IEA cũng đưa ra các dự báo xu hướng đầu tư năng lượng sạch vào các năm 2030, 2040 và 2050 theo 3 kịch bản khác nhau như minh họa tại hình 1.4. Theo kịch bản phát thải ròng bằng 0, tỷ lệ giữa đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo vào năm 2030 là 1:10.

Hình 1.4.          Xu hướng đầu tư theo các kịch bản và tỷ trọng GDP toàn cầu giai đoạn 2023 – 2050 [2]

1.1.2.2        Cạnh tranh trong khai thác và cung cấp các khoáng sản quan trọng

Sự phát triển nhanh kỷ lục của các công nghệ năng lượng sạch như các tấm pin năng lượng mặt trời và các hệ thống pin lưu trữ đã làm thị trường các khoáng chất quan trọng tăng trưởng mạnh chưa từng thấy, tăng gấp đôi trong 5 năm qua và đạt 320 tỷ USD vào năm 2022 (hình 1.5). 

Nhu cầu tăng cao về các khoáng sản quan trọng cho quá trình chuyển dịch năng lượng thế giới đặt ra vấn đề được đặc biệt quan tâm là an ninh chuỗi cung ứng. Vì vậy, các nước đang chủ động tìm kiếm các đối tác tin cậy, hợp tác khai thác và chế biến nhằm đa dạng nguồn cung cấp.

Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm vị thế lớn trong thị trường khoáng sản quan trọng nhờ chính sách đầu tư mạnh mẽ của nước này trong nhiều năm qua, đặc biệt trong năm 2022 các công ty ở Trung Quốc đã tăng mức đầu tư gấp đôi vào các khoáng sản quan trọng. Trung Quốc đang dẫn đầu trong lĩnh vực chế biến đồng, coban, lithium, graphit và đất hiếm (hình 1.6).

Hoa Kỳ đã thành lập khuôn khổ hợp tác “Đối tác an ninh khoáng sản” (MSP) gồm 13 thành viên (Úc, Canada, Phần Lan, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Na Uy, Hàn Quốc, Thụy Điển, Anh, Hoa Kỳ) và Liên minh châu Âu (đại diện bởi Ủy ban châu Âu), nhằm thúc đẩy đầu tư công và tư vào các dự án chiến lược và chuỗi cung ứng toàn cầu về khoáng sản quan trọng.

Hình 1.5.          Quy mô thị trường của các khoáng chất quan trọng [3]

Hình 1.6.          Thị phần của 3 nước dẫn đầu trong chế biến khoáng sản quan trọng - 2022 [3]

IEA đã tổ chức Hội nghị quốc tế về Năng lượng sạch và Khoáng sản quan trọng vào ngày 29 tháng 08 năm 2023, quy tụ nhiều bộ trưởng, các nhà lãnh đạo công nghiệp, các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế nhằm tìm kiếm các nhóm giải pháp thúc đẩy an ninh cung ứng khoáng sản một cách bền vững, có trách nhiệm. Hội nghị đã đề ra sáu lĩnh vực hành động chính, bao gồm: 1) Tăng tốc tiến trình đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản; 2) Giải phóng năng lực công nghệ và tái chế để giảm áp lực cho chuỗi cung ứng; 3) Thúc đẩy các thị trường minh bạch và củng cố các năng lực theo dõi thị trường; 4) Nâng cao mức độ sẵn sàng của các dữ liệu cập nhật chính xác và các thông tin tin cậy; 5) Tạo động lực cho chế biến khoáng sản bền vững và có trách nhiệm; và 6) Tăng cường các nỗ lực hợp tác quốc tế.  

1.1.2.3        Nhiên liệu hóa thạch tiếp tục giữ vai trò quan trọng cho đến năm 2030

Đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng trong giai đoạn 2020 – 2023 (như thể hiện tại hình 1.2) do vai trò quan trọng của chúng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của nhiều quốc gia trong bối cảnh hiện nay của thế giới.

Theo DNV [4], tổng cung năng lượng sơ cấp toàn cầu (thời điểm 2022) là 610 EJ/năm, trong đó nhiên liệu hóa thạch là 490 EJ, chiếm tỷ trọng 80,3%.

Hình 1.7.          Các dòng chảy năng lượng năm 2022 [4]

1.1.2.4        Đẩy mạnh triển khai các dự án nhà máy thu hồi và lưu giữ cacbon

Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 trong bối cảnh thế giới tiếp tục khai thác, sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong nhiều năm tới, việc đẩy mạnh triển khai các dự án nhà máy thu hồi và lưu giữ CO2 là thực sự cần thiết và cấp bách.

Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu thu hồi và lưu giữ cacbon toàn cầu (Global CCS Institute) [5], nhiều nước ở khu vực châu Mỹ, châu Âu, châu Á Thái bình dương và Trung Đông – Bắc Phi đã và đang triển khai xây dựng các nhà máy thu hồi và lưu giữ CO2, trong đó 37 nhà máy đang vận hành với tổng công suất 50,6 triệu tấn/năm (các hình 1.8 và 1.9). Theo số liệu năm 2023 (đến Quý II/2023) so với năm 2022, có thêm 7 nhà máy mới đưa vào vận hành, 9 dự án thi công xây dựng, 19 dự án phát triển thiết kế FEED, 28 dự án ở giai đoạn triển khai ban đầu.  

Hình 1.8.          Bản đồ các nhà máy thu hồi và lưu giữ CO2 trên thế giới [5]

Hình 1.9.          Số liệu cập nhật các nhà máy thu hồi và lưu giữ CO2 (Nguồn: www.globalccsinstitute.com)

1.1.2.5        Phát triển điện hạt nhân

Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) (cập nhật ngày 18/12/2023), có 412 lò phản ứng điện hạt nhân đang vận hành với tổng công suất điện tinh là 370 GW, tạo ra sản lượng điện chiếm tỷ trọng 9,2% tổng lượng điện năng sản xuất trên thế giới. Ngoài ra, có 209 lò với tổng công suất 105 GW ngừng hoạt động hoàn toàn; có 25 lò với tổng công suất tinh khoảng 21 GW đang ở trạng thái tạm ngừng vận hành; và có 58 lò với tổng công suất khoảng 60,2 GW đang được xây dựng.

Theo IAEA và IEA, điện hạt nhân vẫn giữ vị thế là nguồn điện cacbon thấp lớn thứ hai toàn cầu (chỉ đứng sau thủy điện và lớn hơn nhiều so với điện gió và điện mặt trời) và từ khi bắt đầu vận hành điện hạt nhân cho đến nay nguồn điện này đã giúp thế giới tránh được lượng phát thải khoảng 70 tỷ tấn CO2. IAEA đưa ra dự báo tăng hơn gấp đôi điện hạt nhân vào năm 2050 so với năm 2020, đạt 890 GW [6].

Hình 1.10.       Các kịch bản phát triển điện hạt nhân [6]

Tại Hội nghị COP28 được tổ chức vào tháng 12 năm 2023 tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất), lần đầu tiên trong lịch sử diễn ra các kỳ Hội nghị COP, việc đẩy nhanh triển khai năng lượng hạt nhân được đưa vào Thỏa thuận chung: ”Tăng tốc triển khai các công nghệ phát thải thấp, bao gồm năng lượng hạt nhân, để giúp đẩy nhanh quá trình khử cacbon thông qua sản xuất hydro cacbon-thấp”. Đây là dấu mốc lịch sử về sự đồng thuận của thế giới đối với phát triển năng lượng hạt nhân.

Thêm vào đó, cũng tại Hội nghị này có 25 quốc gia (Hoa Kỳ, Armenia, Bulgaria, Canada, Croatia, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Ghana, Hungary, Jamaica, Nhật Bản, Hàn Quốc, Moldova, Mông Cổ, Morocco, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Slovakia, Slovenia, Thụy Điển, Ukraine, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Anh Quốc) cùng tuyên bố cam kết thúc đẩy mục tiêu tăng gấp ba công suất điện hạt nhân vào năm 2050 (so với công suất năm 2020), nhằm thúc đẩy vai trò quan trọng của năng lượng hạt nhân trong việc giúp thế giới đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Nếu đạt được mục tiêu này, tổng công suất điện hạt nhân vào năm 2050 khoảng 1.160 GW, tốc độ triển khai bình quân hằng năm là 40 GW, lớn hơn 6 lần so với tốc độ triển khai điện hạt nhân trong thập kỷ vừa qua.

1.1.3      Thế giới hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Những hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra cho Trái Đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, điển hình là tình trạng nắng nóng, hạn hán dữ dội, khan hiếm nước, cháy rừng, lũ lụt, bão mạnh và suy giảm đa dạng sinh học, v.v. diễn ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới.

Theo các nhà khoa học, nếu hạn chế được mức tăng nhiệt độ toàn cầu vào năm 2050 không vượt quá 1,5°C (so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp 1850-1900) sẽ giúp thế giới tránh được những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và duy trì một môi trường khí hậu mà các thế hệ hiện tại và tương lai có thể sống được.

Hình 1.11.    Mức độ mà thế hệ hiện nay và các thế hệ tương lai trải nghiệm một thế giới khác biệt và nóng hơn ra sao là tùy thuộc vào các lựa chọn của chúng ta bây giờ và trong ngắn hạn.[7]

Trong khi đó, theo IEA, lượng phát thải khí CO2 năm 2022 đã đạt 37 GT và nếu tính thêm các khí nhà kính khác, tổng lượng phát thải đã vượt 40 GT CO2 tương đương (hình 1.12).

Hình 1.12.       Phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng toàn cầu giai đoạn 2000-2022
(Nguồn: IEA- CO2 Emissions in 2022)

Vì vậy, nhiều tổ chức quốc tế đã nêu rõ tầm quan trọng của giai đoạn từ nay đến năm 2030 phải hạn chế và kiểm soát được lượng phát thải nhà kính, nếu không thì mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 sẽ không còn khả thi. Hội nghị COP26 đã thống nhất về việc yêu cầu các quốc gia xem xét lại và củng cố các mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2030 trên cơ sở có xét đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau. Đến tháng 7 năm 2023 có 168 bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của 195 Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) đã được đệ trình [8].

Việc cam kết các mục tiêu khí hậu được nhiều quốc gia đưa ra là cơ sở quan trọng để các bên cùng hợp tác xây dựng và thực thi lộ trình với các chính sách và nhóm giải pháp thích hợp nhằm đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của thế giới. Theo IEA [8], trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 cần tập trung vào 4 nhóm giải pháp chính như: tăng tốc triển khai năng lượng sạch; cải thiện hiệu suất năng lượng; cắt giảm phát thải khí metan; và tăng cường điện khí hóa. Nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, IEA đưa ra lộ trình định hướng như minh họa tại các hình 1.13 và 1.14.

Hình 1.13.       Lộ trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Nguồn: IEA, 2022)

Hình 1.14.       Các dòng chảy năng lượng toàn cầu theo kịch bản Phát thải ròng bằng 0 (Nguồn: IEA)

Một bước tiến lịch sử trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là tại Hội nghị COP28 vừa qua, 197 quốc gia và Liên minh châu Âu thỏa thuận nội dung cắt giảm nhiên liệu hóa thạch trong tuyên bố chung kêu gọi “chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng, một cách công bằng, có trật tự và hợp lý, thúc đẩy hành động trong thập kỷ quan trọng này, để đạt được mức 0 ròng vào năm 2050 phù hợp với khoa học” và thống nhất đặt mục tiêu đến năm 2030 phải tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo toàn cầu và tăng gấp đôi tỷ lệ cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng trung bình toàn cầu hằng năm.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đánh giá cao Thoả thuận đạt được này, xem đây là bước ngoặt đối với thế giới trong công cuộc cắt giảm khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu và kêu gọi các bên thực hiện nghiêm túc Thoả thuận, giảm dần và tiến tới chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hoá thạch.

1.2     Hợp tác ASEAN trong lĩnh vực năng lượng

1.2.1      Cam kết quốc tế của các nước ASEAN về mục tiêu phát thải

Đông Nam Á (ASEAN) là một trong những khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, với nguy cơ nhiều vùng bị ngập lụt, gánh chịu nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, có tác động nghiêm trọng đến môi trường sống và các ngành kinh tế, có thể làm giảm sâu mức GDP của các nước trong khu vực.

Do đó, ASEAN đã thiết lập nhiều khuôn khổ hợp tác và chương trình hành động chống biến đổi khí hậu. 10 nước ASEAN đều đã tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC), Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (COP21) và Hiệp ước Khí hậu Glasgow (COP26). Các nước cũng đã đệ trình lên Liên hợp quốc các kế hoạch hành động vì khí hậu, được gọi là “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC). Đặc biệt, trong 10 nước ASEAN có 4 nước đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đó là Brunei, Singapore, Việt Nam và Lào.

Hình 1.15.       Cam kết về các mục tiêu giảm phát thải của các nước ASEAN

Theo Trung tâm Năng lượng ASEAN [9], với việc các quốc gia thành viên ASEAN tiếp tục thúc đẩy hợp tác năng lượng và đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, đến năm 2050 có thể đạt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 63,2% tổng công suất đặt.

Hình 1.16.       Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất đặt [9]

1.2.2      Tăng cường an ninh năng lượng bền vững thông qua kết nối trong khu vực

1.2.2.1        Chương trình nghị sự năng lượng ASEAN 2023

Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 41 diễn ra tại Indonesia vào tháng 8 năm 2023 đã đưa ra Tuyên bố chung về An ninh năng lượng bền vững thông qua kết nối, với các nội dung chính:

-       Nâng cao kết nối năng lượng thông qua việc thực thi mở rộng Lưới điện ASEAN và Đường ống dẫn khí xuyên ASEAN (bao gồm cơ sở hạ tầng LNG) trên cơ sở sự thành công của các dự án kết nối hiện hữu, nhằm đạt được mục tiêu an ninh năng lượng bền vững;
-       Tăng tốc chuyển dịch năng lượng phù hợp với năng lực và bối cảnh của các quốc gia và khu vực, theo hướng chuyển dịch năng lượng bao trùm và công bằng, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng, độ tin cậy, khả năng tiếp cận, tính bền vững, tính phục hồi và khả năng chi trả;
-       Tăng cường các giải pháp để theo đuổi các mục tiêu đầy tham vọng của khu vực đã được thống nhất tại Kế hoạch hành động vì Hợp tác Năng lượng ASEAN, thông qua việc mở rộng mua bán điện đa phương trong khu vực; củng cố khả năng phục hồi và hiện đại hóa lưới điện; nâng cao khai thác năng lượng tái tạo; triển khai các công nghệ năng lượng tiên tiến, sạch và cacbon thấp; nâng cao hợp tác bảo tồn và hiệu suất năng lượng cho các hệ thống điện và các hộ tiêu thụ cuối;
-       Khuyến khích việc thiết lập các chuỗi cung ứng khu vực bền vững đối với năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thủy điện, năng lượng sinh học, điện rác, năng lượng biển và các hệ thống lưu trữ năng lượng nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng trong khu vực;
-       Tăng cường hơn nữa hợp tác liên trụ cột trong cộng đồng ASEAN, các đối tác đối thoại của ASEAN, các tổ chức quốc tế, cũng như các đối tác bên ngoài khu vực, nhằm giải quyết thách thức trong việc theo đuổi kết nối năng lượng để hỗ trợ cho an ninh năng lượng dài hạn của ASEAN, đồng thời đảm bảo khả năng phục hồi, khả năng tiếp cận năng lượng và chương trình chuyển dịch năng lượng công bằng và bao trùm của ASEAN;
-       Làm sâu sắc sự hợp tác với khối tư nhân, các tổ chức tài chính và nhà tài trợ quốc tế, cũng như các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn, để tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho việc triển khai và tài trợ cho các công nghệ năng lượng mới nhằm tăng cường kết nối năng lượng.

1.2.2.2        Kết nối lưới điện, thúc đẩy mua bán điện đa phương

Lưới điện ASEAN (ASEAN Power Grid - APG) được khởi xướng từ "Tầm nhìn ASEAN 2020" (ASEAN Vision 2020) được các nhà lãnh đạo các quốc gia thuộc ASEAN đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN vào năm 1997. Việc kết nối lưới điện ASEAN nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

-       Thúc đẩy vận hành an toàn, kinh tế và hiệu quả hơn nữa các hệ thống điện thông qua phát triển hài hòa các lưới điện quốc gia trong ASEAN và các kết nối khu vực;
-       Tối ưu việc sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng trong khu vực nhờ chia sẻ các lợi ích;
-       Giảm vốn đầu tư yêu cầu cho việc mở rộng công suất phát điện;
-       Chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước thành viên;
-       Tạo sự hợp tác chặt chẽ trong khu vực về lĩnh vực điện.

Kết nối lưới điện ASEAN được thực hiện theo các giai đoạn từ hợp tác song phương đến đa phương: giai đoạn đầu phát triển ở phạm vi kết nối song phương qua biên giới, tiếp theo đó là mở rộng kết nối các tiểu vùng và sau cùng là tạo thành một hệ thống tích hợp toàn thể của ASEAN. Theo báo cáo nghiên cứu quy hoạch kết nối điện ASEAN III (ASEAN Interconnection Masterplan Study – AIMS III), kết quả thực hiện các dự án kết nối hiện hữu và triển khai các dự án mới được trình bày tại hình 1.17.

Vào tháng 6 năm 2022, 4 nước thành viên ASEAN gồm Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore đã triển khai Dự án Tích hợp điện Lào - Thái Lan - Malaysia – Singapore. Theo dự án này, Singapore nhập khẩu điện từ Lào thông qua Thái Lan và Malaysia theo cơ chế mua bán điện xuyên biên giới dựa trên cơ sở hạ tầng hiện có. Năm 2023, các bên khẳng định tiếp tục hợp tác và mở rộng công suất mua bán điện đến 100MW. Hiện nay, khu vực ASEAN tiếp tục phát triển các dự án, cơ chế hợp tác giữa các nước, chẳng hạn như hợp tác mua bán điện xuyên biên giới giữa Campuchia và Singapore thông qua tuyến cáp ngầm dưới biển.

Hình 1.17.       Các dự án kết nối lưới điện ASEAN - 2022 [10]

1.2.2.3        Đường ống dẫn khí xuyên ASEAN

Dự án Đường ống dẫn khí xuyên ASEAN (Trans-ASEAN Gas Pipelines (TAGP)) cũng được khởi đầu từ "Tầm nhìn ASEAN 2020" và được các nước ASEAN thỏa thuận vào năm 2002 với hiệu lực bắt đầu từ tháng 6 năm 2004.

Hình 1.18.       Cơ sở hạ tầng khí ASEAN [11]

Đến năm 2023, đã có 13 đường ống kết nối song phương giữa 6 nước trong khối ASEAN: Malaysia – Singapore, Malaysia – Việt Nam, Malaysia – Thái Lan, Myanmar - Thái Lan, Indonesia – Singapore, với tổng chiều dài 3.631 km. Tại 6 quốc gia này cũng đã phát triển 12 cảng khí hóa lỏng LNG, với tổng công suất 49,5 triệu tấn/năm [11]. Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 41 đề ra mục tiêu đến năm 2025 mạng đường ống dẫn khí sẽ được mở rộng và kết nối với tối thiểu 8 nước thành viên ASEAN.

1.2.3      Nhu cầu tài chính đầu tư vào ngành năng lượng ASEAN

Theo IEA [12], nhu cầu đầu tư hằng năm vào ngành năng lượng của các nước ASEAN rất lớn. Vì vậy, ngoài nguồn vốn đầu tư công và vốn vay từ các định chế, tổ chức quốc tế, các chính phủ của các nước ASEAN cần có chính sách thu hút vốn đầu tư từ nguồn tư nhân.

Hình 1.19.       Nhu cầu đầu tư năng lượng trung bình hằng năm của ASEAN [12]

1.2.4      Phát triển năng lực ứng dụng năng lượng hạt nhân dân sự

Tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 41, các bên thừa nhận sự cần thiết phải đánh giá vai trò của năng lượng hạt nhân trong việc tạo ra nguồn điện chạy tải nền, ổn định và phát thải cacbon thấp thông qua việc khai thác ứng dụng tiềm năng của các công nghệ mới phát triển như các lò phản ứng quy mô nhỏ (Small Modular Reactor – SMR), nhà máy điện hạt nhân nổi và các công nghệ năng lượng hợp hạch (tổng hợp hạt nhân).

Hội nghị cũng đề cập đến sự cần thiết tiếp tục cộng tác với các đối tác quốc tế để xây dựng năng lực về năng lượng hạt nhân của ASEAN, trong đó có điện hạt nhân.zx

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA [8], các kịch bản phát triển điện hạt nhân của khu vực ASEAN được thể hiện tại Bảng 1.1.

Bảng 1.1.      Dự báo phát triển điện hạt nhân ở khu vực ASEAN

Công suất điện

2022

2030

2040

2050

Thấp

Cao

Thấp

Cao

Thấp

Cao

Tổng công suất điện, GW

313

458

458

671

671

928

928

Công suất điện hạt nhân, GW

0

0

0

1

1

3

11

Tỷ trọng điện hạt nhân, %

0,0

0,0

0,0

0,1

0,1

0,3

1,2

 

1.3     Bối cảnh chuyển dịch năng lượng Việt Nam

1.3.1      Lộ trình giảm phát thải của Việt Nam

Thực hiện theo thỏa thuận của các Bên tại Hội nghị COP26 về việc yêu cầu các quốc gia xem xét lại và củng cố các mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2030 trên cơ sở có xét đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau, vào cuối năm 2022 Việt Nam đã chủ động cập nhật và đệ trình bản “NDC - Đóng góp do quốc gia tự quyết định”. Bản NDC cập nhật năm 2022 (NDC 2022) của Việt Nam được thực hiện trên cơ sở NDC 2020 và bổ sung những điểm mới, nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết được đưa ra tại Hội nghị COP26. 

Theo bản NDC 2022 [15], Việt Nam đề ra các mục tiêu đóng góp giảm phát thải như sau:

-       Đối với phần đóng góp không điều kiện (bằng nguồn ngân sách nhà nước, vốn vay, đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, đóng góp và đầu tư của người dân), Việt Nam đặt mục tiêu giảm 15,8% tổng lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với BAU, tương đương với 146,3 triệu tấn CO2 quy đổi;
-       Đối với phần đóng góp có điều kiện (khi được quốc tế cung cấp thêm tài chính phù hợp và đầy đủ thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại, phần ưu đãi trong vốn vay, các nguồn tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực theo các cơ chế hợp tác quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt trong khuôn khổ thực hiện UNFCCC và Thỏa thuận Paris), Việt Nam có thể nâng tổng mức đóng góp giảm phát thải thành 43,5% vào năm 2030 so với BAU, tương đương với 403,7 triệu tấn CO2 quy đổi;
-       Nhu cầu tài chính của Việt Nam cho mục tiêu giảm phát thải 43,5% vào năm 2030 là khoảng 86,8 tỷ USD.

Bảng 1.2.      Đóng góp giảm phát thải của Việt Nam đến năm 2030 [15]

Ghi chú:

(*) Tăng hấp thụ khí nhà kính lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF).

BAU: Kịch bản phát triển thông thường. BAU được xây dựng dựa trên giả thiết tăng trưởng kinh tế chưa xét đến các chính sách ứng phó biến đổi khí hậu hiện có. BAU được xây dựng cho giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2030 cho 5 lĩnh vực bao gồm: năng lượng, nông nghiệp, LULUCF, chất thải, các quá trình công nghiệp.

Đối với lĩnh vực năng lượng, NDC 2022 đưa ra 38 biện pháp giảm phát thải trong Đóng góp có điều kiện, có thể giảm được 1.197,83 triệu tấn CO2tđ trong cả giai đoạn 2021 - 2030 và 226,98 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030. Nhu cầu tài chính để thực hiện 38 biện pháp giảm phát thải cho lĩnh vực năng lượng cho đến năm 2030 là 60,561 tỷ USD.

1.3.2      Các mục tiêu phát triển năng lượng Việt Nam

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2023 [13], đề ra các mục tiêu phát triển năng lượng Việt Nam như sau:

-       Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái;

-       Thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng góp phần quan trọng đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ngành năng lượng phát triển hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực, phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ của thế giới;

-       Phát triển ngành công nghiệp năng lượng độc lập tự chủ; hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, hướng tới trở thành một trung tâm công nghiệp năng lượng sạch và xuất khẩu năng lượng tái tạo của khu vực.

Bảng 1.3.       Các mục tiêu cụ thể phát triển năng lượng Việt Nam

Các mục tiêu cụ thể

2030

2050

Cung – cầu năng lượng:

 

 

Tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng,

Triệu tấn dầu quy đổi

107

165 – 184

Tổng cung cấp năng lượng sơ cấp,

Triệu tấn dầu quy đổi

155

294 – 311

Chuyển đổi năng lượng công bằng:

 

 

Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp, %

15 – 20

80 – 85

Tiết kiệm năng lượng (so với kịch bản phát triển bình thường), %

8 – 10

15 – 20

Mức phát thải khí nhà kính,

Triệu tấn

399 – 449

101

Mục tiêu cắt giảm khí nhà kính (so với kịch bản phát triển bình thường), %

17 – 26

90

Sản xuất hydro xanh

Nghìn tấn/ năm

100 - 200

10.000 – 20.000

Đối với ngành điện, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 [14], đề ra các mục tiêu phát triển được tóm lược ở bảng 1.4.

Bảng 1.4.      Các mục tiêu cụ thể phát triển điện lực Việt Nam

Mục tiêu

2025

2030

2050

Cung cấp đủ nhu cầu điện:

 

 

 

Điện thương phẩm, Tỷ kWh

335,0

505,2

1.114,1 - 1.254,6

Điện sản xuất và nhập khẩu,   Tỷ kWh

378,3

567,0

1.224,3 - 1.378,7

Công suất cực đại, MW

59.318

90.512

185.187 - 208.555

Chuyển đổi năng lượng công bằng:

 

 

Năng lượng tái tạo sx điện, %

 

30,9 – 39,2

47 (JETP)

67,5 – 71,5

Mức phát thải khí nhà kính, Triệu tấn

 

204 - 254

27 - 31

Xuất khẩu điện:

 

 

 

Xuất khẩu điện từ NLTT, MW

 

5.000 – 10.000

 

1.3.3      Cơ chế, chính sách và quản trị

Đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chiến lược, quy hoạch, đề án quan trọng sau đây:

-       Việt Nam: “Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Cập nhật năm 2022”;
-       Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
-       Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030;
-       Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050;
-       Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030;
-       Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
-       Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
-       Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26;
-       Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP);
-       Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP (RMP).
Các chiến lược, quy hoạch, đề án và kế hoạch đều có đề ra các mục tiêu cụ thể, các nhóm giải pháp và nguồn lực thực hiện.

Về cấp quản trị trung ương, Chính phủ Việt Nam đã thành lập các tổ chức và giao nhiệm vụ cho các bộ ngành liên quan như:

-       Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Trưởng ban;
-       Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 do Thủ tướng làm Trưởng ban;
-       Thành lập Ban Thư ký thực hiện tuyên bố JETP do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng ban;
-       Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thực hiện: Việt Nam NDC;  Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030; Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng JETP;
-       Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh;  
-       Giao Bộ Công Thương chủ trì tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Ngoài ra, theo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến sẽ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển năng lượng để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch năng lượng quốc gia, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Hình 1.20.       Sơ đồ minh họa các văn bản của Chính phủ về chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và về biến đổi khí hậu

Hình 1.21.       Sơ đồ minh họa các mục tiêu và phân công thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Quy hoạch điện VIII.

Hình 1.22.       Sơ đồ minh họa các đề án triển khai kết quả Hội nghị COP26 và JETP

1.3.4      Huy động nguồn vốn đầu tư

Theo các số liệu nêu tại các Quyết định [13] và [14], nhu cầu vốn đầu tư vào ngành năng lượng và phát triển nguồn và lưới điện truyền tải của Việt Nam cho giai đoạn 2021 – 2050 được minh họa tại Hình 1.23.

Ghi chú: (*) số liệu sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo [13, 14]; tỷ giá 23.400 đồng/USD được tham khảo để quy đổi vốn đầu tư ngành năng lượng.

PA: Phương án.

Hình 1.23.       Ước tính nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2050

                                                                                         

Về nhu cầu tài chính để thực hiện lộ trình giảm phát thải, theo bản NDC cập nhật năm 2022 Việt Nam cần khoản 86,8 tỷ USD cho giai đoạn đến năm 2030.

Với nhu cầu tài chính rất lớn cho ngành năng lượng và cho lộ trình giảm phát thải, Chính phủ Việt Nam đã đề ra các giải pháp huy động vốn [13] như sau:

-       Đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, thu hút có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển năng lượng, đảm bảo quốc phòng, an ninh và cạnh tranh trong thị trường năng lượng. Tăng cường kêu gọi, sử dụng có hiệu quả các cam kết hỗ trợ của quốc tế (ví dụ JETP, AZEC,...), các nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh,...
-       Đa dạng hóa hình thức đầu tư (nhà nước, tư nhân, đối tác hợp tác công - tư,...) đối với các dự án năng lượng. Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước, thu hút mạnh khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển năng lượng. Tiếp tục đàm phán, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ, hỗ trợ thu xếp vốn của các đối tác quốc tế trong quá trình thực hiện chuyển dịch năng lượng và hướng tới phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.
-       Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng bền vững; chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng xuất, nhập khẩu năng lượng, kết nối khu vực.
-       Từng bước tăng khả năng huy động tài chính nội bộ trong các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp năng lượng thông qua các giải pháp: nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp năng lượng, bảo đảm có tích lũy, đảm bảo tỷ lệ vốn tự có cho đầu tư phát triển theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế; tiến tới nguồn huy động vốn chính cho các dự án đầu tư từ vốn tự tích lũy của các doanh nghiệp.

1.3.5      Khai thác tiềm năng tài nguyên

Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió ngoài khơi. Theo số liệu của IRENA [16], tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam được trình bày tại Hình 1.24.

Hình 1.24.       Tiềm năng năng lượng tái tạo cho phát điện của Việt Nam [16]

Tuy nhiên, hiện nay khung pháp lý và chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi và điện mặt trời tự sản tự tiêu, vẫn đang được xây dựng và hoàn thiện. Thêm vào đó, Việt Nam cũng chưa ban hành Luật về năng lượng tái tạo.

Về trữ lượng và tài nguyên khoáng sản, vào tháng 7 năm 2023 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17]. Theo đó, trữ lượng và tài nguyên các khoáng sản quan trọng như bô-xít, titan, đồng, niken, đất hiếm, graphit của Việt Nam là khá lớn như được trình bày tại Hình 1.25.

Hiện nay, nhiều đối tác quốc tế như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, … đang mong muốn hỗ trợ công nghệ và hợp tác với Việt Nam trong khai thác các khoáng sản quan trọng, đặc biệt là đất hiếm.

Nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài nguyên khoáng sản, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

Hình 1.25.       Trữ lượng và tài nguyên khoáng sản quan trọng của Việt Nam

1.4     Hợp tác quốc tế thúc đẩy chuyển dịch năng lượng Việt Nam

1.4.1      Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng

JETP (Just Energy Transition Partnerships) là cơ chế hợp tác tài chính được hình thành trong những năm gần đây nhằm hỗ trợ một số nền kinh tế mới nổi đang lệ thuộc nhiều vào than đá thực hiện quá trình chuyển dịch công bằng. Mục đích là hỗ trợ các nước này tự xác định lộ trình từ bỏ sản xuất và tiêu thụ than đá để chuyển sang năng lượng sạch, có chú trọng đến giải quyết các tác động xã hội do quá trình chuyển dịch năng lượng, chẳng hạn như đào tạo và tạo công ăn việc làm thay thế cho các lực lượng lao động chịu ảnh hưởng và mang lại các cơ hội kinh tế mới cho các cộng đồng bị tác động.

Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng đầu tiên được thiết lập vào tháng 11 năm 2021 giữa Nam Phi và nhóm các đối tác quốc tế gồm Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Liên minh châu Âu tại Hội nghị COP26 ở Glasgow, Anh. Theo đó, các đối tác quốc tế hứa cung cấp gói tài chính 8,5 tỷ USD cho Nam Phi.

Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng thứ hai là giữa Indonesia và các đối tác gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Đan Mạch, Liên minh châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Na Uy, Vương quốc Anh, được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng 11 năm 2022 tại Bali, Indonesia với gói tài chính 20 tỷ USD.

Việt Nam là nước thứ 3 thiết lập Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng vào tháng 12/2022 với các đối tác quốc tế (IPG) gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Canada, Đan Mạch và Na Uy, với gói tài chính 15,5 tỷ USD.

Trên cơ sở Tuyên bố chính trị về việc thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng ký giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế (JETP), vào tháng 8 năm 2023 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị về việc thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (theo Quyết định số 1009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2023). Tiếp theo đó, vào ngày 01 tháng 12 năm 2023, tại Hội nghị COP28 tại Dubai, Thủ tướng Việt Nam chính thức công bố Kế hoạch huy động nguồn lực (RMP) thực hiện JETP.

Kế hoạch RMP đưa ra thông tin chi tiết về khoản tài chính 15,8 tỷ USD (cao hơn so với mức 15,5 tỷ USD được cam kết tại JETP), trong đó IPG cung cấp 8,08 tỷ USD (cao hơn so với mức 7,75 tỷ USD nêu tại JETP) và Liên minh Tài chính Glasgow vì Net Zero (GFANZ) cung cấp 7,75 tỷ USD. Nguồn vốn công của IPG sẽ được cung cấp thông qua các công cụ và cơ chế tài chính khác nhau (các khoản tài trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi và các công cụ chia sẻ rủi ro…). Các nguồn tài chính quốc tế này sẽ giúp khai thông và huy động thêm lượng tài chính lớn hơn từ khối tư nhân trong nước và khối tư nhân quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư rất lớn của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng như đề cập tại mục 1.3.4.

Kế hoạch RMP tập trung vào 09 nhóm nhiệm vụ về cơ chế chính sách: (1) Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi năng lượng; (2) Thúc đẩy chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; (3) Tăng cường mức độ linh hoạt, hiệu suất và tối ưu hóa vận hành các nhà máy điện than hiện hữu (4) Phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo; (5) Nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, đẩy nhanh lộ trình xây dựng hệ thống điện thông minh, phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng; (6) Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và đẩy mạnh điện khí hóa; (7) Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông vận tải; (8) Đổi mới sáng tạo, phát triển và chuyển giao công nghệ; (9) Bảo đảm chuyển đổi năng lượng công bằng.

Kế hoạch RMP đặc biệt chú trọng khía cạnh “công bằng” trong chuyển đổi năng lượng (Hình 1.26).

Hình 1.26.       Khuôn khổ chuyển đổi năng lượng công bằng [18]

Kế hoạch RMP đưa ra danh mục các dự án hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu tư phù hợp với các mục tiêu nêu tại JETP. Điều đặc biệt là ngoài danh mục các dự án đầu tư được tổng hợp từ Quy hoạch Điện VIII và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, Kế hoạch RMP còn đưa ra danh mục 181 dự án đầu tư (thuộc các lĩnh vực: chuyển đổi điện than; phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo; truyền tải điện và lưu trữ năng lượng; hiệu suất năng lượng; chuyển đổi năng lượng trong ngành giao thông vận tải; và đổi mới sáng tạo, phát triển và chuyển giao công nghệ), được Nhóm đối tác quốc tế, các ngân hàng và các tổ chức phát triển đề xuất bổ sung để đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. 

Kế hoạch RMP là văn kiện “sống”, sẽ được cập nhật thường xuyên trong quá trình thực hiện chuyển đổi năng lượng. Chính phủ Việt Nam và IPG sẽ tiếp tục cùng nhau hợp tác nhằm thực hiện RMP.

Ban Thư ký JETP và bốn Nhóm công tác, bao gồm: Nhóm Điều phối (chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường), Nhóm Thể chế, Chính sách và Đầu tư (chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Nhóm Công nghệ và Năng lượng (chủ trì: Bộ Công Thương), Nhóm Huy động Tài chính (chủ trì: Bộ Tài chính), được thành lập để thực hiện Kế hoạch RMP.

1.4.2      Hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2021, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp định tài chính Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam – EU (SETP). Chương trình SETP khẳng định mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và cam kết lâu dài của EU dành cho Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu về chuyển dịch năng lượng sạch, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Chương trình SETP trị giá 142 triệu Euro, được triển khai trong giai đoạn 2022-2027, nối tiếp thành công của Chương trình Hỗ trợ Chính sách ngành Năng lượng Việt Nam - EU (ESPSP) trị giá 108 triệu Euro do EU tài trợ từ năm 2018 đến 2021.

Nguồn ODA của Chương trình SETP hỗ trợ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ được nêu tại Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3); Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (REDS); Hệ thống Thông tin năng lượng Việt Nam (VEIS).

1.4.3      Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản

Vào tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản đã tuyên bố Nhật Bản sẽ đóng góp vào quá trình khử cacbon châu Á thông qua Sáng kiến Cộng đồng phát thải bằng 0 châu Á (AZEC). Theo đó, các quốc gia sẽ nhận được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật rộng rãi thông qua các tổ chức tài chính, tổ chức phát triển của Nhật Bản như Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản (NEDO), ...

Việt Nam là đối tác đầu tiên được Nhật Bản chọn để hỗ trợ trong Sáng kiến AZEC. Trên cơ sở đó, vào tháng 11 năm nay Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT) và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã ký kết “Biên bản ghi nhớ hợp tác về chuyển đổi năng lượng”, với mục tiêu thiết lập khuôn khổ hợp tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản để thực hiện chuyển dịch năng lượng, sử dụng tất cả các nguồn năng lượng và công nghệ sẵn có trong năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng, sử dụng hydro, ammoniac và biomass cho sản xuất điện, sử dụng và lưu trữ cacbon, tái chế cacbon, nhiên liệu sinh học, khí metan và LNG trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.

Biên bản ghi nhớ hợp tác là cơ sở quan trọng để hai Bên thiết lập cơ chế phối hợp xây dựng lộ trình chuyển dịch năng lượng theo hướng trung hòa cacbon, nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng và công nghệ góp phần tạo ra nguồn năng lượng thiết thực, nghiên cứu các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính và một số lĩnh vực khác do hai Bên thống nhất quyết định. Biên bản ghi nhớ hợp tác cũng là cơ sở để Việt Nam tận dụng hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ nguồn ngân quỹ khoảng 8 tỷ USD mà Nhật Bản cam kết hỗ trợ cho việc chuyển dịch năng lượng của một số nước châu Á, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.

1.4.4      Hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN

Hợp tác năng lượng của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng:

Hợp tác của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng (GMS) gồm Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc.

Khu vực này được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn trong ASEAN. Các nước ở khu vực GMS đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại – đầu tư cho đến phát triển kết cấu hạ tầng, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực và môi trường… trong đó, năng lượng là lĩnh vực hợp tác quan trọng.

Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nhằm mục tiêu thiết lập một thị trường điện năng khu vực cạnh tranh và hội nhập và qua đó, phát triển bền vững các nguồn lực năng lượng phong phú của tiểu vùng Mê-kông mở rộng, cải thiện an ninh năng lượng và cơ hội tiếp cận các nguồn năng lượng hiện đại và trong khả năng chi trả của người dân.

Tiếp nối những thành tựu và hoạt động của Ủy ban Điều phối mua bán điện tiểu vùng sông Mê-kông (RPTCC) mở rộng được thành lập vào năm 2003 trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng (GMS), tại cuộc họp RPTCC lần thứ 29 được tổ chức vào tháng 7 năm 2022, các quốc gia thành viên GMS đã thống nhất đề xuất thành lập Nhóm công tác về Chuyển dịch Năng lượng (GMS ETTF) thay thế cho hoạt động của RPTCC nhằm không chỉ tập trung hợp tác để tăng cường liên kết lưới điện và mua bán điện giữa các nước GMS, mà còn mở rộng sang lĩnh vực năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và tài chính xanh, hướng đến mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững trong khu vực.

Hợp tác năng lượng ASEAN:

Việt Nam tích cực và chủ động tham gia các chương trình, dự án hợp tác năng lượng ASEAN gồm:

-       Kết nối lưới điện ASEAN, mở rộng mua bán điện đa phương;
-       Kết nối dự án đường ống dẫn khí xuyên ASEAN;
-       Nâng cao hợp tác bảo tồn và hiệu suất năng lượng cho các hệ thống điện và các hộ tiêu thụ cuối;
-       Nâng cao khai thác năng lượng tái tạo; triển khai các công nghệ năng lượng tiên tiến, cacbon thấp;
-       Thiết lập các chuỗi cung ứng khu vực bền vững đối với năng lượng tái tạo.

Chi tiết như đề cập tại mục 1.2.

1.5     Nhận định về các cơ hội và thách thức đối với chuyển dịch năng lượng Việt Nam

1.5.1      Các cơ hội

Cam kết của Việt Nam tại COP26 (tháng 12 năm 2021), tham gia Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng JETP (tháng 12 năm 2022) và công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP (tháng 12 năm 2023)  là các dấu mốc lịch sử để Việt Nam dịch chuyển sang nền kinh tế xanh, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội, vừa cùng các nước tiên tiến trên thế giới tiên phong thực hiện các mục tiêu khí hậu. Đây là cơ hội để Việt Nam chứng minh với thế giới về vai trò và đóng góp của Việt Nam, một nước đang phát triển và năng động, tham gia tích cực và chủ động vào giải quyết các vấn đề trọng tâm mang tính toàn cầu.

Ở trong nước, đây là cơ hội để Việt Nam quy hoạch tổng thể ngành năng lượng, quy hoạch các phân ngành dầu khí, than, điện, năng lượng tái tạo và quy hoạch năng lượng nguyên tử có tính bao trùm, toàn diện; xác định rõ bản chất xanh, sạch của các loại hình năng lượng; đánh giá đầy đủ các cơ hội khai thác tiềm năng và đưa ra danh mục năng lượng với tỷ trọng và lộ trình thích hợp, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, giá thành hợp lý và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Các quy hoạch toàn diện và các hành lang pháp lý, chính sách nhất quán sẽ mở ra môi trường thuận lợi, hấp dẫn để Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ tài chính, hợp tác về kỹ thuật và công nghệ từ các tổ chức quốc tế và các nước phát triển trên thế giới.

1.5.2      Các thách thức

Chuyển dịch năng lượng với các mục tiêu cam kết khí hậu tham vọng đang đặt ra cho Việt Nam các thách thức sau đây:

Hệ thống quản trị chuyển dịch năng lượng quốc gia:

Chuyển dịch năng lượng có các mục tiêu chính là giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường an ninh năng lượng quốc gia và đồng thời phải đảm bảo được công bằng về mặt kinh tế và xã hội. Vì vậy, Việt Nam cần có các chính sách, kế hoạch hành động nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa của cả 3 trụ cột: giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Việt Nam cần có các chế độ bảo trợ xã hội cho các nhóm, các cộng đồng bị ảnh hưởng về thu nhập và việc làm, cũng như có các chính sách hỗ trợ cho lực lượng lao động sẽ mất dần việc làm trong ngành năng lượng hóa thạch, thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại để đáp ứng các nhu cầu việc làm mới của các ngành năng lượng tái tạo và các ngành nghề mới trong quá trình chuyển dịch năng lượng.

Chuyển dịch năng lượng là quá trình liên tục, kế thừa qua nhiều thế hệ; đòi hỏi phải có sự phối hợp hành động trên phạm vi quốc gia, khu vực và địa phương; cần có sự cộng tác giữa các ngành kinh tế quan trọng. Do đó, cần phải được dẫn dắt, định hướng và quản lý, giám sát bởi một hệ thống quản trị hợp nhất được thiết lập ở cấp trung ương.

Thời gian chuyển dịch cam kết:

Các nước trên thế giới đưa ra cam kết tại COP21 về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, là các nước đã đạt mức đỉnh phát thải từ những năm 1990 - 2000. Như vậy, họ có khoảng 50, 60 năm để giảm dần từ mức đỉnh phát thải xuống mức phát thải 0.

Trong khi đó, Việt Nam dự kiến đạt mức đỉnh phát thải sớm nhất vào năm 2030 và như vậy, với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam chỉ có chưa đến 20 năm để chuyển dịch từ mức đỉnh xuống mức phát thải 0. Đây là thời hạn chuyển dịch vô cùng thách thức đối với Việt Nam.

Cải tổ và tái cấu trúc ngành năng lượng:

Từ tháng 12 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (tại Quyết định số 2233/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2020) với mục tiêu xây dựng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng (than, khí, điện) cạnh tranh lành mạnh, theo từng giai đoạn và có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Thêm vào đó, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia (vừa được phê duyệt tại Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2023) cũng đề ra mục tiêu phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành điện, than, dầu khí và năng lượng tái tạo, kết nối với thị trường khu vực và thế giới.

Phù hợp với mục tiêu phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh hiệu quả, Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải tái cơ cấu ngành năng lượng, đảm bảo tách bạch rõ giữa các lĩnh vực, các khâu mang tính độc quyền tự nhiên với các lĩnh vực, các khâu có tiềm năng cạnh tranh trong ngành năng lượng nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, không phân biệt đối xử giữa các thành viên tham gia thị trường năng lượng.

Về phát triển điện hạt nhân, Việt Nam rất cần xác định quan điểm về điện hạt nhân để có kế hoạch phát triển phù hợp cho giai đoạn sau năm 2030.

Khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên quan trọng:

Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, năng lượng gió, đặc biệt là gió ngoài khơi. Đối với các kim loại, khoáng chất được xem là thiết yếu cho chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng có trữ lượng khá lớn. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng và ban hành hành lang pháp lý nhất quán và cơ chế, chính sách để thúc đẩy khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên này.

Hiện nay, Việt Nam đang đề ra nhiệm vụ phải xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và chính sách về đất đai, về thúc đẩy thăm dò, khai thác gắn với chế biến khoáng sản; pháp luật và chính sách về hỗ trợ đầu tư; v.v..

Quy hoạch vùng thích ứng chuyển dịch năng lượng:

Chuyển dịch năng lượng quốc gia cần được định hướng cho từng vùng phù hợp với tiềm năng tài nguyên và các điều kiện đặc thù kinh tế - xã hội của vùng.

Cần thiết xem xét quy hoạch vùng kết hợp phát triển nông nghiệp và năng lượng tái tạo; quy hoạch vùng kết hợp năng lượng tái tạo và khai thác, tinh chế các quặng; quy hoạch vùng kết hợp năng lượng tái tạo và sản xuất nhiên liệu sạch (hydro, amonia, nhiên liệu sinh học); hoặc quy hoạch vùng phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, thiết bị lưu trữ năng lượng, v.v..

Huy động nguồn vốn cần thiết:

Nguồn vốn cần cho chuyển dịch năng lượng là rất lớn, đòi hỏi phải xây dựng được các kế hoạch, đề án, dự án đầu tư để thu hút được các nguồn vốn tư nhân, từ các tập đoàn, các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trong và ngoài nước.

Việt Nam cần thúc đẩy ngoại giao công nghệ và ngoại giao khí hậu nhằm thu hút và huy động được nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng quốc tế thông qua các khoản viện trợ, các khoản vay ưu đãi và các khoản vay ODA, v.v..

Việt Nam cũng cần có các cơ chế, chính sách để khuyến khích sự tham gia đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ khối tư nhân vào quá trình chuyển dịch năng lượng.

Làm chủ kỹ thuật và công nghệ:

Với nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo và khoáng sản phong phú, Việt Nam có cơ hội tốt để phát triển ngành chế biến khoáng sản, ngành sản xuất các thiết bị năng lượng tái tạo và tham gia chuỗi cung ứng công nghệ năng lượng toàn cầu, chú trọng: công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản; công nghệ chế tạo và lắp đặt thiết bị năng lượng tái tạo (tuabin gió ngoài khơi,…); công nghệ sản xuất chip bán dẫn, chế tạo xe điện, pin lưu trữ; công nghệ phát triển cơ sở hạ tầng (lưới điện, hệ thống vận chuyển và lưu trữ hydro, hệ thống quản lý và lưu trữ CO2); và các công nghệ số hỗ trợ tăng tốc quá trình chuyển dịch năng lượng như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (Blockchain), internet vạn vật (IoT), song sinh số (Digital Twin), v.v..

Để tiếp cận, nghiên cứu áp dụng hiệu quả và từng bước làm chủ các công nghệ nêu trên, Việt Nam đối diện với các thách thức chính như: (i) chất lượng nguồn nhân lực chưa cao (thiếu chuyên môn sâu, trình độ công nghệ); (ii) năng lực khoa học và công nghệ còn hạn chế (như hạn chế năng lực đánh giá, hấp thụ và phổ biến các công nghệ tiên tiến; chưa xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo kịp với tiến trình ứng dụng công nghệ mới); và (iii) tư duy đổi mới sáng tạo và quản lý sự thay đổi ở các ngành, các doanh nghiệp chưa cao (thiếu tư duy quản trị tiên tiến, ít quan tâm đầu tư vào nghiên cứu phát triển, thiếu nhất quán trong quản lý sự thay đổi). Vì vậy:

Cần có cơ chế hợp tác hiệu quả để tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế nhằm tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ chế tạo, công nghệ năng lượng mới; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có trình độ tương thích với công nghệ áp dụng; tăng cường năng lực của các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.

Cần hợp tác, nghiên cứu ứng dụng hiệu quả các công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối (Block chain), điện toán đám mây,…) vào các công tác dự báo, cảnh báo và công tác quản lý và vận hành hiệu quả các hệ thống năng lượng.

Cần nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, chế tạo, xây dựng và vận hành các công trình năng lượng ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến.

Thay đổi phương thức sản xuất truyền thống:

Các ngành kinh tế Việt Nam (sản xuất điện, sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp (phân bón, v.v.) hiện đang dựa chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy:

Việt Nam cần chuyển dịch các phương thức sản xuất truyền thống dựa trên nhiên liệu hóa thạch này sang phương thức sản xuất sử dụng năng lượng sạch nhằm mục tiêu chuyển hóa sang nền kinh tế xanh.

Cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế, với các chương trình đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao và đào tạo lại nhằm tiếp cận và vận hành các phương thức sản xuất mới.

Cần xây dựng cơ chế, chính sách thể chế hóa mô hình kinh tế cacbon thấp, kinh tế tuần hoàn; áp dụng các công cụ định giá cacbon. Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư giảm phát thải trong các lĩnh vực sản xuất.

Cần chuyển đổi dần các nhà máy nhiệt điện than sang các nguồn năng lượng sạch; giảm tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch; phát triển các công nghệ lưu trữ năng lượng và lưới điện thông minh.

Cần tăng cường điện khí hóa và sử dụng hiệu quả năng lượng trong dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải; phát triển ô tô điện.

Cần phát triển hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông vận tải; phát triển hạ tầng giao thông xanh, phát thải cacbon thấp.

Cần phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải cacbon thấp; phát triển các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản, sử dụng công nghệ hiện đại, ít phát thải. Cần chuyển đổi các nhà máy sản xuất phân bón từ nhiên liệu hóa thạch sang sản xuất phân bón từ hydro xanh, để hỗ trợ xanh hóa ngành nông nghiệp với các sản phẩm có “dấu chân cacbon” thấp.

Thay đổi hành vi cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội:

Chuyển dịch năng lượng đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức và hành vi của các cá nhân, cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp và của toàn xã hội. Vì vậy:

Việt Nam cần xây dựng và triển khai chương trình truyền thông quốc gia, chuyển đổi nhận thức sang tư duy cùng phát triển trong mối tương quan với những bên liên quan và với môi trường, đồng thời gìn giữ môi trường sống cho các thế hệ tương lai.

Cần xây dựng và triển khai các khóa tập huấn cho các tổ chức, cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến, cập nhật kiến thức về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Cần truyền thông, thu hút sự tham gia của cộng đồng thúc đẩy lối sống thân thiện với môi trường, thay đổi hành vi, giảm tiêu phí, tiết kiệm năng lượng, sống và làm việc hài hòa với hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, xây dựng và phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Hình 1.27.       Các thách thức đối với chuyển dịch năng lượng Việt Nam

Đứng trước các cơ hội và thách thức nêu trên, Việt Nam cần thực thi đồng bộ các nhóm giải pháp như: Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng; Ðổi mới tư duy, nhận thức; Tái cơ cấu và xây dựng ngành năng lượng quốc gia vững mạnh, an ninh và tự chủ; Phát triển khoa học & công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao; Thu hút sự tham gia, đóng góp phát triển của các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng; Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên của đất nước; Tăng cường hợp tác khu vực và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; và huy động nguồn lực cần thiết với lộ trình phù hợp, để tạo đà và thúc đẩy bánh xe chuyển dịch năng lượng Việt Nam chuyển động hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

1.6     Sự tham gia đóng góp của PECC2 vào chuyển dịch năng lượng Việt Nam

Với sứ mệnh “Đồng hành cùng sự phát triển năng lượng Việt Nam, vì một hệ thống điện quốc gia thông minh và bền vững”, PECC2 tiếp tục phát huy năng lực, kinh nghiệm, củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển bền vững các ngành nghề kinh doanh cốt lõi: tư vấn lập quy hoạch, thiết kế, quản lý dự án; nhà thầu EPC thi công xây dựng các công trình năng lượng; cung cấp dịch vụ quản lý vận hành và bảo trì; và cung cấp dịch vụ ứng dụng các công nghệ số cho các công trình năng lượng.

PECC2 xác định các nhóm giải pháp chính sau đây để đồng hành cùng quá trình chuyển dịch năng lượng:

-       Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng tư duy tốt, có trình độ chuyên môn cao, nắm vững công nghệ, am hiểu chính sách, pháp luật (đặc biệt đối với ngành năng lượng) nhằm mang lại các dịch vụ tư vấn chuyển dịch năng lượng và đầu tư phát triển các công trình điện, công trình năng lượng tái tạo, năng lượng mới có chất lượng cao;
-       Nghiên cứu đánh giá tiềm năng các loại hình năng lượng tái tạo ở Việt Nam kết hợp với việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ khai thác sử dụng năng lượng, công nghệ phát điện hiệu suất cao, phục vụ cho công tác tư vấn phát triển các công trình năng lượng tái tạo, năng lượng mới;
-       Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp nâng cao độ tin cậy hệ thống điện trong bối cảnh tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng cao; nghiên cứu ứng dụng giải pháp truyền tải điện HVDC vào Việt Nam;
-       Thúc đẩy nghiên cứu, làm chủ các loại công nghệ lõi, công nghệ cơ bản (phân tích dữ liệu, BIM, AI, mô phỏng, …), phát triển và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới trong ngành năng lượng;
-       Mở rộng hợp tác, tận dụng hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ năng lượng mới;
-       Nghiên cứu, đóng góp ý kiến xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật liên quan đến quy hoạch phát triển, thiết kế, đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các công trình điện, công trình năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Các hoạt động và đóng góp tiêu biểu của PECC2 được trình bày tại các Hình 1.28, Hình 1.29, Hình 1.30, Hình 1.31.

Hình 1.28.       PECC2 cung cấp dịch vụ ứng dụng BIM và Scan-To-BIM cho các công trình năng lượng

Hình 1.29.       Các hoạt động khoa học công nghệ tiêu biểu của PECC2

Hình 1.30.       PECC2 tổ chức các hội thảo về chuyển dịch năng lượng

Hình 1.31.       Các ấn phẩm tiêu biểu của PECC2

 

Thực hiện: Trương Văn Thiện

 

Tài liệu tham khảo

[1]        International Energy Agency (IEA), “World Energy Investment 2023”. 2023.

[2]        International Energy Agency (IEA), “World Energy Outlook 2023”. 2023.

[3]        International Energy Agency (IEA), “Critical Minerals Market Review 2023”. 2023.

[4]        DNV, “Energy Transition Outlook 2023 – A Global and Regional Forecast to 2050”. 2023.

[5]        Global CCS Institute, “Global Status of CCS 2022”. 2022.

[6]        International Atomic Energy Agency (IAEA), “Energy, Electricity and Nuclear Power Estimates for the Period up to 2050”. 2023.

[7]        Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC), Synthesis report of the ICPP sixth assessment report (AR6), 2023.

[8]        International Energy Agency (IEA), “Net Zero Roadmap. A Global Pathway to Keep the 1.5oC Goal in Reach”. 2023.

[9]        Asean Centre for Energy, “Outlook on ASEAN Energy 2023 – Key Insights about ASEAN Energy Landscape and Trends in 2023”. 2023.

[10]      Asean Centre for Energy, “The 7th ASEAN Energy Outlook – 2020 - 2050”. 2022.

[11]      Asean Plan of Action for Energy Cooperation (APAEC) 2016 – 2025. Phase II: 2021 – 2025.

[12]      International Energy Agency (IEA), “Southeast Asia Energy Outlook. APERC Annual Conference 2023”. 2023.

[13]      Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2023 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

[14]      Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

[15]      Việt Nam, “NDC Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Cập nhật năm 2022”. 2022.

[16]      International Renewable Energy Agency (IRENA), “Renewable Energy Outlook for ASEAN – Towards a Regional Energy Transition. 2nd Edition”.2022.

[17]      Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

[18]      Socialist Republic of Viet Nam. “Resource Mobilisation Plan. Implementing Viet Nam’s Just Energy Transition Partnership (JETP)”. November, 2023.


An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded. Reload 🗙